1. Máy kiểm tra kéo và nén – Tensile and Compression Testing Machine
Máy kiểm tra kéo nén được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: kéo thép, kéo cáp, kéo vải, kéo da giày, nén thùng, nén bê tông, nén sản phẩm… Tùy vào sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất mà bạn lựa chọn chức năng kéo hay nén. Máy có phần mềm kết nối với máy tính và các chương trình kéo nén, độ giãn dài. Đảm bảo được các tiêu chuẩn khắc khe của thế giới. Máy có nhiều loại nhiều phạm vi hoạt động từ vài gam đến hàng ngàn tấn.
2. Lực kế – Force Gauge
Lực kế dụng để kéo hoặc nén tùy vào thiết kế của nhà sản xuất công bố. Lực kế là một dạng thu nhỏ của máy kiểm tra kéo và nén. Với phạm vi hoạt động đến vài trăm kg trở lại, dùng để kiểm tra các lực kéo nhỏ. Lực kế được sử dụng nhiều trong ngày may mặc, da giày…
3. Máy đo độ cứng HRB, HRC, HV – Hardness Tester HRB, HRC, HV
Độ cứng là một thuộc tính cơ bản của vật liệu, thuật ngữ độ cứng phản ánh tính chịu uốn, mài mòn, trày xước của vật liệu. Độ cứng của vật liệu là khả năng chống lại sự lún của bề mặt tại chỗ ta ấn. Vật liệu càng khó lún thì độ cứng càng cao. Có nhiều phương pháp xác định độ cứng như: phương pháp Vickers, Brinell, Rockwell, Leeb.
4. Máy đo moment xoắn – Torque Analyzer
Máy kiểm tra lực moment xoắn dùng để kiểm tra lại lực của các cờ lê lực, lực của tua vít vặn ốc… Máy sẽ kiểm tra lực lớn nhất, trung bình và các đơn vị khác nhau như N.m, cN.m, lbf.in, kgf.cm.
5. Cờ lê lực – Torque Wrench
Moment xoắn lực còn có tên gọi khác là Torque nó là đại lượng vật lý được sinh ra khi có một lực (F) tác động với vị trí tay cân lực ( chiều dài: D). được tính theo công thức T= Fx D (Ví dụ: D=2, F=100N, T = 200N.m)
6. Máy đo độ cứng cao su – Durometer
Máy đo độ cứng là dụng cụ để kiểm tra của các loại nhựa và cao su. Theo ASTM D2240 phương pháp này để kiểm tra độ cứng cao su. Phương pháp này bao gồm 12 loại đo độ cứng cao su như: Type A, Type B, Type C, Type D, Type DO, Type M, Type O, Type OO, Type OOO, Type OOO-S, Type CF.